Những việc cần làm vào những ngày giáp tết

0
987

Tết Nguyên Đán của người Việt là dịp quan trọng nhất trong năm. Người Việt đón tết với nhiều hoạt động phong phú, giàu bản sắc dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, họ vẫn gìn giữ được những tập quán tốt đẹp, trở thành niềm tự hào dân tộc thấm sâu vào máu thịt của mỗi người dân Việt.

3-1518700019757404087706

Dọn dẹp nhà cửa đón tết (Nguồn Internet)

Tảo mộ tổ tiên

Vào những ngày giáp tết, con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, người thân. Đây là một phong tục lâu đời, phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Lau dọn nhà cửa

Vào những ngày cuối cùng của năm, các gia đình dành thời gian dọn dẹp, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa với ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoải, dở dang, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.

kham-pha-net-doc-dao-trong-phien-cho-tet-ecopark-c5a3229f1fc5316d5766eac44a4d2d47

Đi chợ ngày tết là nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc (Nguồn Internet)

Đi chợ sắm tết

Chợ Tết của người Việt không giống với những phiên chợ ngày thường trong năm mà đông, vui, nhộn nhịp và tràn ngập không khí tết. Người ta đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để gặp gỡ, để tận hưởng cái không khí háo hức khi Tết đến. Đi chợ ngày tết không chỉ để mua sắm “cái ăn” cho ba ngày tết mà còn là thói quen, là phong tục làm sống dậy niềm tự hào dân tộc. Chả thế mà hình ảnh phiên chợ ngày tết đậm đà bản sắc văn hóa đã trở thành đề tài bất tận trong thi ca.

Gói bánh chưng, bánh tét

Gói bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp. Lúa nếp được tìm thấy dấu vết cổ xưa ở đồng bằng sông Hồng và gắn với câu chuyện bánh chưng, bánh giầy từ thời vua Hùng thứ 18 kén phò mã. Ngày nay gói bánh chưng, bánh tét vào những ngày tết vẫn là phong tục thưởng thức ẩm thực Tết vô cùng đẹp của dân tộc ta. Các gia đình thường gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết để kịp bạn bè, người thân, họ hàng ở xa.

mam-ngu-qua-mien-bac-1

Mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày tết (Nguồn Internet)

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, đủ đầy, may mắn, hạnh phúc. Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả khác nhau, là truyền thống văn hóa của các tỉnh phía bắc, còn miền nam và miền trung thờ những loại hoa quả gắn với vùng miền của mình.

Người Việt đón tết cổ truyền với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc. Những truyền thống này trải qua những biến thiên của lịch sử và được ông cha ta gìn giữ tới tận ngày nay. Chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn và phát huy để ngày tết càng thêm ý nghĩa.